Các tài liệu được share này để các em học thử, làm quen với giáo viên. Để đảm bảo quyền lợi cho những bạn đã mua thì đây là của khóa cũ và không đầy đủ. học full các bạn đăng kí khóa học Drive siêu hạt dẻ tại khoahocmoi.com nha. Link đăng ký khóa học Drive ở đây.
Giữa những sóng sánh nắng vàng hanh hao của bầu trời văn chương rộng lớn hôm nay, ta chợt thấy bản thân say đắm và đằm mình tìm thấy niềm thôi thúc trong những nét đẹp xưa cũ đã qua, trong ánh dương chạng vạng nơi “Vang bóng một thời” mà Nguyễn Tuân đã dành nhiều tâm huyết. Khoác lên mình những nét đẹp xưa của một thời phong kiến suy tàn, từng tác phẩm, từng nhân vật của Nguyễn Tuân lúc bấy giờ đều “vang bóng” theo một cách rất riêng. Đó không chỉ là những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí, mà họ còn mang theo bức thông điệp về những tận hiến, tận lòng cho niềm đam mê, cho những thú chơi, cho nghệ thuật trong cuộc đời. Trong lời mở đầu “Vang bóng một thời” từng có lời riêng dành cho nhà văn độc đáo vô song ấy: “Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đã tạo được ấn tượng ngay từ đầu bởi sự độc điệu. Độc điệu ở thể văn – tùy bút. Độc điệu ở giọng văn – phóng túng. Độc điệu ở chất văn – ngông ngang. Độc điệu ở tình văn – hoài niệm. Độc điệu ở ý văn – duy mỹ”. Chính sự “độc điệu” không lẫn vào đâu này đã giúp ông xây dựng nên những nhân vật sáng ngời qua năm tháng, như cách cụ Ấm của “Chén trà trong sương sớm” đã phải lòng trà suốt cả đời mình, chưa bao giờ dám “cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm”: “Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Äm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý”; như cách cụ Kép trong “Hương cuội” đã dùng một đời mình để “lấy cái chí thành, chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không biết lên tiếng”: “Trong cái vườn cây nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, mặc áo lông trắng, lom khom tỉa những lá úa trong đám lá xanh. Cụ Kép nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”. Và cũng như cách người lái đò Sông Đà đã hết lòng với nghề chèo đò, để khi “người ta bảo nghề này tổn thọ”, nhà đò “không cần lên tiếng mà đã hùng hồn lặng lẽ cải chính cái điều ấy bằng cái đầu bạc gần bảy mươi tuổi”. Ông đã mang lấy sự “công phu” trong cốt cách của cụ Ấm, mang theo cả sự tự nguyện phụng sự của cụ Kép và giữ trong lòng một sự tự tin, kiêu hãnh trong nghề nghiệp suốt nhiều năm của một người lái đò Lai Châu mạnh mẽ, kiên cường: “... nay cho lên thác xuống ghềnh, tôi dám thi đua với bạn đò ở khắp mấy châu có địa giới loang ra bờ Sông Đà. Cũng còn đủ cái linh lợi để chở mừng một phái đoàn Trung ương vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ Sông Đà…”. Ông giơ đôi tay lên, đôi cánh tay trẻ tráng quá, bịt cái đầu bạc đang nói đi, không ai không lầm mà tưởng mình đang đứng trước một chàng trai đang ngồi ngoài bến chính bờ sông”. Những vẻ đẹp ấy đã biểu lộ cho đôi mắt sắc sảo tinh đời và trải nghiệm dày dặn, công phu của Nguyễn Tuân trên từng thú chơi, từng nghệ thuật, từng nghề nghiệp. Cũng chính vì thế, nhân vật trong từng tác phẩm của ông, dù ở “Vang bóng một thời” trước Cách mạng hay tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” sau Cách mạng, đều bộc lộ vẻ đẹp của lý tưởng sống, của sự cống hiến và phụng sự hết lòng cho vẻ đẹp mình theo đuổi, của tinh thần trí dũng và cốt cách tài hoa trên từng năm tháng được sống, được dấn - trải và cống hiến. 🌿 Chuyên trang ôn Văn - Thưởng Thức Sách ❤️